GIỚI THIỆU VỀ TRẦM HƯƠNG TRẦM KỆ VÀ VĂN HOÁ TRẦM HƯƠNG

Trầm Hương – Hương của đất trời

Trầm Hương được biết tới nhờ những lợi ích về mặt y học, hương liệu và phong thủy và quá trình tạo thành công phu. Khi cây dó bầu bị thương, cây tích tụ nhựa trên vết thương để “băng bó”. Phải trải qua rất nhiều vết thương và năm tháng “ăn nắng ăn gió” giữa rừng sâu, trầm mới được hình thành. Thời gian tích trầm càng lâu năm, tức tuổi trầm càng nhiều thì càng quý giá. Nhiều người tin rằng trầm hương hấp thụ linh khí của trời đất, tinh hoa của rừng núi nên sẽ bảo vệ và mang lại may mắn cho người đeo. Quá trình “săn” trầm khó khăn do những cây dó mọc trong rừng sâu, giữa muôn trùng các loài cây. Người đi điệu phải xẻ núi, băng rừng hàng tháng trời để tìm kiếm trầm. Ngoài ra, không phải cây nào cũng có Trầm, phải 1000 cây mới tìm được một cây có trầm… Ngày nay, người Việt Nam vẫn sử dụng trầm hương trong các nghi thức thường nhật như tân gia, khai trương, cúng bái… Tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Nhật Bản, trầm hương được sử dụng là hương liệu quý giá trong điều chế các loại nước hoa (như Santal, Nuit d’Orient), xà phòng tắm và đặc biệt là nhang trầm. Trong Đông y, trầm được sử dụng là bài thuốc chữa nhiều chứng bệnh như sốt rét, đau bụng, bệnh đường tiểu tiện… Hương thơm của trầm cũng giúp ngủ ngon và thư giãn đầu óc.

FOUNDER TRẦM KỆ – NGƯỜI LAN TOẢ VĂN HOÁ

Nhà báo Đức Kế – Founder Trầm Kệ chia sẻ câu chuyện về trầm hương tại không gian Trầm Kệ.

Trong cuộc đời mỗi người, đều có một hoặc nhiều mối lương duyên đặc biệt nào đó. “Tôi vô cùng may mắn khi được gắn bó với nghề báo, được đi nhiều, tìm hiểu nhiều giúp tôi học hỏi được nhiều thứ. Tốt nghiệp chuyên Ngành Văn học, nhưng khi làm nghề tôi lại được giao viết về mảng kinh tế, nên tư duy về kinh tế và văn hóa trong tôi hình thành khá sớm. Mối lương duyên đặc biệt với trầm hương cũng bắt đầu từ đó”-  là lời tự sự của nhà báo Đức Kế – Founder Trầm hương Trầm Kệ.

Là cái tên không xa lạ với nhiều người, nhưng trầm hương là gì thì không phải ai cũng hiểu rõ. Theo dân gian xưa, hương trời bay theo gió rồi rơi vào vết thương trên cây dó bầu, hòa cùng vào nhựa chảy ra, theo thời gian kết tinh tạo thành trầm hương. Trong sách Y lý Triều Nguyễn có đoạn viết về trầm hương: “… thụ thiên địa chi khí”, nghĩa là trầm hương là kết tinh của linh khí trời đất!

Còn theo khoa học lý giải, trầm hương là phần nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó bầu, mọc nhiều trong những cánh rừng già của Việt Nam. Khi cây dó bầu bị thương, chất dầu trong cây tụ lại để chống lại sự phá hoại nhiễm bệnh từ bên ngoài. Chất dầu đọng lại đó dần dần biến tính và thành trầm hương, tuỳ theo thời gian hình thành và mức độ nhiễm mà cho ra những khối trầm hương to nhỏ và hình dáng khác nhau. Những cây dó bầu có trầm hương thường bị xơ xác và thân có u, bướu, bị sâu đục, gò mối đóng, hay mảnh bom đạn găm vào…

Cây dó bầu sinh trầm hương phân bổ chủ yếu ở các nước Đông Nam Á và một vài nước Nam Á, như: Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Lào, Malaysia, Indonesia, Philippines… trong đó, trầm hương Việt Nam được xem là tốt và đắt nhất thế giới.

Cách đây hơn 10 năm, khi mọi người có xu thế đổ xô đi đầu tư vào bất động sản thì nhà báo Đức Kế đã gom góp, nhà có bao nhiêu của nả đều tập trung đầu tư vào trầm hương. Nhờ đó, nguồn nguyên liệu trầm hương của anh cũng kha khá, cả trầm nguyên liệu cổ xưa và cả trầm sinh đang trồng trong vườn rừng. Anh cũng là người đầu tiên đưa hàng chục cây dó bầu khủng đã cho trầm hương về trồng trong khu vườn tâm linh Trầm Kệ tại Hòa Lạc (Hà Nội). Nên vì thế, nhiều người còn gọi anh với một cái tên thật đặc biệt – “Vua trầm đất Bắc”.

Chia sẻ và thấu hiểu về quá trình hình thành của trầm hương, nhà báo Đức Kế cho biết: “trầm hương được sinh ra từ quá trình đớn đau, nghiệt ngã của cây dó bầu; dâng cho đời thức hương cao quý mà giản dị. Trầm hương được mệnh danh là “Thiên mộc” (cây của trời), “Linh mộc” (cây linh thiêng), là linh khí của trời – đất”.

Từ yêu thích và đam mê với trầm, nhà báo Đức Kế đã gây dựng cho mình một thương hiệu riêng về trầm hương. Đó là Trầm Kệ, cùng hệ thống các showroom với hàng trăm nhân viên và cộng sự lan toả văn hoá trầm hương tới mọi miền tổ quốc. Anh cho biết, hiện nay chỉ có khoảng 1% dân số Việt Nam tiếp cận đến trầm hương, tức khoảng 1 triệu người biết đến trầm hương, những người hiểu một cách đầy đủ về trầm chiếm khoảng 0,01%, đặc biệt, những người có thể phân biệt được trầm hương chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. “Hơn chục năm bén duyên, ăn ngủ cùng trầm, gặp gỡ phu trầm, các chuyên gia về trầm, tôi hiểu rằng, cần phải lan tỏa văn hoá trầm hương một cách đúng đắn, bao gồm cả kiến thức và những sản phẩm chất lượng tới cộng đồng” – là những lời tâm huyết của Founder Trầm Kệ.

Theo anh, có nhiều cách để phân biệt trầm hương, nhưng có 4 tiêu chí chính để phân biệt các dòng trầm: thứ nhất là nguồn gốc xuất xứ: tuy nhiên do không thể tiếp cận trực tiếp nên người mua sẽ khó mà biết chính xác được; thứ hai là đường vân: xấu hay đẹp, ăn ngang hay ăn dọc, ăn bông…; thứ ba là lượng dầu: lượng dầu ít hay nhiều, đậm đặc hay không đậm đặc, dầu dẻo hay cứng; thứ tư là mùi hương: đây là tiêu chí quan trọng nhất, nhưng lại quá khó để cảm nhận, phân biệt.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mỗi sợi trầm hương tự nhiên chuẩn sẽ có khoảng 176 loại mùi khác nhau. Và với mỗi khứu giác của từng người, chỉ nhận biết được một hoặc một số mùi. Vì vậy, cùng một nhóm người cảm nhận về một sợi trầm hương nhưng mỗi người sẽ lại có cảm nhận khác nhau về mùi. Đây cũng là điểm đặc biệt và cũng là thách thức trong việc thẩm định trầm hương.

Do đó, khi đeo trầm, nhiệt độ của cơ thể cùng với trầm hương ở mỗi một người sẽ tạo ra một mùi hương đặc trưng không ai giống ai. Về bản chất, trầm hương đeo càng lâu càng “lên nước”, đeo càng lâu càng sẫm bóng; vân gỗ sáng rõ và hương trầm thanh nhẹ, dịu ngọt. Nhiều người gọi đây là hiện tượng “kết duyên trầm” nên người xưa còn có câu: “Đeo trầm 3 năm, trầm dưỡng cả đời” tức là ai đeo trầm mà càng ngày càng đẹp, càng thơm thì được gọi là bén duyên với trầm và trầm sẽ dưỡng người ấy cả đời. Đeo càng lâu, trầm càng gần gũi và tạo ra năng lượng tốt. Nhiều người còn tin rằng, đeo trầm sẽ được an lành, được thuận lợi, hanh thông và trầm sẽ trợ duyên bằng cách tỏa ra mùi hương đặc trưng riêng của mình.

Nhắc đến trầm hương, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến “Vua trầm đất Bắc”, chia sẻ về điều này, nhà báo Đức Kế vui vẻ nói, nhiều người yêu mến đã đặt cho anh danh xưng đó, đây chính là niềm vinh hạnh lớn, nhưng cũng là trách nhiệm nặng nề đối với Trầm Kệ. Chúng tôi sẽ phải cố gắng rất nhiều thì mới có thể đáp ứng được mong mỏi của quý khách hàng và những “tín đồ” trầm hương. Cái khó nhất khi mở showroom hay cửa hàng về trầm hương không chỉ đòi hỏi nguồn vốn dồi dào mà còn đòi hỏi sự hiểu biết, am hiểu sâu sắc về trầm. Một số người vì lợi nhuận, dù không có nhiều kiến thức, kinh nghiệm gì về trầm, nhưng cũng rao bán ầm ầm, nhất là trên các nền tảng mạng xã hội. Họ bán trầm bất chấp, kể cả bán sai chủng loại, bán giá cắt cổ… làm cho thị trường trầm hương bị méo mó ít nhiều, ảnh hưởng không nhỏ đến những người làm trầm hương chân chính.

Việt Nam vốn dĩ được coi là thủ phủ của trầm hương và được đánh giá là quý và đắt nhất thế giới. Thế nhưng, giá trị thương hiệu trầm hương Việt Nam vẫn chưa thực sự lớn mạnh. “Điều tôi nung nấu nhất chính là, cùng mọi người chung sức đưa trầm hương Việt Nam lan tỏa đến hàng triệu người dùng, từ đó xây dựng thương hiệu trầm hương Việt Nam ra thế giới…” là chia sẻ đau đáu của Founder Trầm Kệ khi tạm biệt tôi – tác giả bài viết này. Tôi chắc chắn rằng, với những gì anh đã và đang làm để xây dựng, lan toả văn hoá, giá trị của trầm hương đến cộng đồng, trong một tương lai không xa, trầm hương Việt Nam sẽ đứng vững trên bản đồ thế giới.

Hiện nay, hệ thống Trầm Kệ đang có đội ngũ hàng trăm nhân sự trên toàn quốc. Theo chia sẻ của Founder Trầm Kệ, mục tiêu sắp tới của chúng tôi là mở thêm các showroom tại miền Trung, miền Nam và hướng đến lan tỏa ra nước ngoài cùng sứ mệnh trở thành “Thương hiệu Trầm Hương được tin dùng nhất”..

TRẦM KỆ – 20 NĂM TINH HOA TRẦM HƯƠNG – VUA TRẦM ĐẤT BẮC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *